Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Widget quan trọng nhất của Template Blogspot.

Đọc tiêu đề chắc bạn đã đoạn được phần nào của nội dung bài viết, đúng như vậy. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ nói về Widget Blog Posts (Widget Bài đăng trên Blog), Widget quan trọng nhất của Template Blogspot.
Chúng ta sẻ không mổ xẻ một template của ai đó để minh họa cho bài viết, mà chúng ta sẽ tự tạo nên một Widget Blog Post của riêng mình cho đỡ rối như hình dưới đây .
Widget này bắt đầu bằng một thẻ mở Widget với ID là Blog1 và tất nhiên sẽ kết thúc bằng một thẻ đóng Widget rồi, rất quen thuộc phải không?
DATA HOSTED WITH ♥ BY PASTEBIN.COM - DOWNLOAD RAW - SEE ORIGINAL
  1. <b:widget id="Blog1" locked="true" title="Blog Posts" type="Blog">
  2. Code bên trong cấu thành nên Widget Blog Posts
  3. </b:widget>
Vậy Code bên trong Widget là những code gì mà có thể kỳ diệu đến vậy? 
Để có thể thỏa mãn tính tò mò thì tôi đoán có thể bạn sẽ mở các Template được chia sẻ trên mạng lên và sau đó nhìn thấy một ma trận code rồi dẫn đến chán nản... Thực ra thì do khi Upload template, hệ thống đã tự động thêm 1 lượng code khá lớn vào template của bạn, mặc dù có thể những đoạn code được thêm vào đó không có tác dụng gì đối với bạn hết mà chỉ làm bạn rối thêm...
Với một Widget mẫu như hình vẽ trên thì bên trong cặp thẻ Widget kia sẽ chỉ cần 3 cụm code chính như sau là đã tạm đủ rồi, có gì ta sẽ thêm cụm thứ 4, thứ 5...v.v... sau :
DATA HOSTED WITH ♥ BY PASTEBIN.COM - DOWNLOAD RAW - SEE ORIGINAL
  1. <b:includable id="post" var="post">
  2. Code phần 1
  3. </b:includable>
  4.  
  5. <b:includable id="nextprev">
  6. Code phần 2
  7. </b:includable>
  8.  
  9. <b:includable id="main" var="top">
  10. Code phần 3
  11. </b:includable>
Ta sẽ đi từng phần 1 cho rõ ràng.

A. Code phần 1

Code phần 1 ở đây là code cấu tạo chi tiết bài viết của bạn như tiêu đề bài viết, thumbnail, đoạn trích nội dung bài viết, nút readmore...
Đầu tiên tôi sẽ tạo 1 thẻ DIV với class là post-item (bạn đặt gì cũng được nhưng nhớ là class nhé, không phải ID) cho rõ ràng, với sau này Style cho dễ.
DATA HOSTED WITH ♥ BY PASTEBIN.COM - DOWNLOAD RAW - SEE ORIGINAL
  1. <b:includable id="post" var="post">
  2. <div class="post-item">
  3.  
  4. Nội dung phần 1
  5.  
  6. </div>
  7. </b:includable>
Bạn nhìn hình vẽ trên đầu, post item chính là cái ô mà có viền màu đỏ, do có đến 3 ô viền đỏ nên ta không thể dùng ID được (ID phải là duy nhất) vì thế tôi sẽ dùng class.
Cụ thể bên Code trong phần 1 này sẽ như sau :

1. Tiêu đề :

Đặt trong cặp h1 vì nghe nói như thế mới tốt cho SEO (thiên hạ đồn thổi ấy mà ^^): 
DATA HOSTED WITH ♥ BY PASTEBIN.COM - DOWNLOAD RAW - SEE ORIGINAL
  1. <h1><a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a></h1>
Bạn sẽ thắc mắc là sao Template khác nó có đếm mấy dòng code mà sao tôi lại có 1 dòng ngắn củn thể kia, đúng ra thì nó phải đủ với các lệnh điều kiện như bạn nói thì mới chuẩn nhưng đây là Template đơn giản mang tính giới thiệu cho người mới mà, phức tạp hóa làm chi? Thiếu một tí cũng không sao, miễn bạn hiểu là được :d

2. Thumbnail :

Có nhiều cách lấy thumbnail nhưng tôi sẽ chọn cách đơn giản nhất là dùng chính XML của blogspot mà không động chạm gì đến javascript @@...
DATA HOSTED WITH ♥ BY PASTEBIN.COM - DOWNLOAD RAW - SEE ORIGINAL
  1. <img expr:src='data:post.thumbnailUrl' />
Link ảnh ở đây được lấy thông qua lệnh data:post.thumbnailUrl, mặc định sẽ có kích thước là 72x72 pixels và ta phải upload thông qua trình upload của blogspot.

3. Đoạn trích dẫn bài viết:

<data:post.snippet /> Đoạn trích dẫn này ta cũng chỉ dùng XML của blogspot mà không dùng gì khác, mặc dù biết có nhiều nhược điểm khi dùng cách này mà điển hình là số lượng ký tự cho phép khá là eo hẹp (140 ký tự)... Tuy nhiên, như trên đã nói... Đơn giản thôi....

4. Nút Readmore:

DATA HOSTED WITH ♥ BY PASTEBIN.COM - DOWNLOAD RAW - SEE ORIGINAL
  1. <a expr:href='data:post.url'><data:post.jumpText/></a>
  2.  
  3. hoặc
  4.  
  5. <a expr:href='data:post.url'>Xem chi tiết</a>
Thẻ <data:post.jumptext> có tác dụng lôi các từ như: "Read more", "Xem chi tiết" v.v... do bạn đặt ở trong Admin ra. Bạn có thể vào trong Admin Panel để thay đổi, không thì đổi trực tiếp ở code như trên
Ở đây bạn thấy có những 3 bài viết, mà thậm chí có thể có nhiều hơn... 50, 100 bài viết nhưng ta chỉ cần thiết kế 1 bài chung nhất như trên, sau đó sẽ dùng vòng lặp loop để lôi lần lượt các bài ra (sẽ được nói đến ở bài sau).
Đên đây là hết Code phần 1 rồi, tổng hợp lại ta được như sau :
DATA HOSTED WITH ♥ BY PASTEBIN.COM - DOWNLOAD RAW - SEE ORIGINAL
  1. <b:includable id="post" var="post">
  2. <div class="post-item">
  3. <h1><a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a></h1>
  4. <img expr:src='data:post.thumbnailUrl' />
  5. <data:post.snippet/>
  6. <a expr:href='data:post.url'><data:post.jumpText/></a>
  7. </div>
  8. </b:includable>
Bài này có vẻ đã dài rồi nên chắc Code cho 2 phần B và C còn lại tôi sẽ đăng ở bài sau cho đỡ tẩu hỏa nhập ma (có mỗi tí mà cũng phải tách thành hai bài, nhục ghê ha :-p)

Top 10 công cụ live chat tốt nhất cho thiết kế website

Đối với các thiết kế web kinh doanh trực tuyến thì việc giữ liên lạc với khách hàng là điều cần thiết phải làm. Một trong những hành động đó chính là giao tiếp trực tiếp với khách hàng trên website thông qua các phần mềm công cụ live chat.

cong cu live chat
Những công cụ live chat tốt nhất cho thiết kế website

Trước đây, khách hàng thường muốn tự tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ trên [website]. Tuy nhiên, gần đây nhiều khách hàng đã dần quen với việc nói chuyện trực tiếp với người quản lý bán hàng thông qua live chat để tìm hiểu sản phẩm nhanh hơn, biết được sản phẩm có giải quyết vấn đề của họ hay không. Do vậy, tích hợp các phần mềm, công cụ live chat vào website là việc làm không thể thiếu với bất kỳ website, đặc biệt các thiết kế web bán hàng. Đây cũng được xem là một chiến lược customer service hiệu quả dành cho website thương mại điện tử

Lợi ích của các công cụ Live chat


Đây không chỉ là công cụ web giúp giao tiếp trực tiếp với khách hàng tiềm năng mà còn là một yếu tố thúc đẩy người dùng đăng ký trên website.

Phản hồi tức thì

Phản hồi lập tức là hành động cực kỳ thông minh và hữu ích đối với những khách hàng mới. Họ luôn mong muốn nhận được các câu trả lời nhanh chóng khi tìm hiểu về sản phẩm, thực hiện mua hàng hoặc để lại trên website tìm kiếm một cái gì đó phù hợp hơn. Đây chỉ là một vài điều khách hàng hỏi thông tin:

- Các chi tiết cụ thể của sản phẩm?
- Sản phẩm có giải quyết được nhu cầu của khách hàng hay không?
- So sánh sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh?
- Các chính sách hoàn trả là gì?
- Thông tin phản hồi mang tính xây dựng, chẳng hạn như đề xuất cải tiến.

Trong nhiều trường hợp, mỗi khách hàng sẽ có những câu hỏi khác nhau và cần những câu trả lời khác nhau. Do vậy người quản lý Live chat cần phải có những kiến thức cơ bản về sản phẩm công ty, quan trọng hơn là cách nói chuyện khôn khéo và nhận biết được khách hàng của mình là ai.

Tiết kiệm chi phí

Tại sao Live chat sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí? Đầu tiên, nó ít chi phí hơn so với việc bạn phải thuê một nhân viên quản lý cuộc gọi. Sử dụng một công cụ nền tảng Live chat sẽ thuận lợi hơn cho người hỗ trợ để trò chuyện với nhiều người cùng một lúc.

Quan trọng hơn, khách hàng cũng cảm thấy thoải mái khi sử dụng Live chat vì họ không phải lo lắng khi chi tiền để gọi đến công ty và hỏi về dịch vụ. Chính những điều nhỏ bé này làm nên sự khác biệt.

Tạo ra sự chuyển đổi và tăng doanh thu

Tất nhiên không phải tất cả nhân viên quản lý và hỗ trợ Live chat đều có khả năng làm được điều này và tạo ra sự chuyển đổi. Nhưng nếu bạn dành thời gian để đào tạo nhân viên của mình đúng hướng, thì có thể tạo ra nhiều sự chuyển đổi thúc đẩy việc kinh doanh. Nếu có ai đó giúp đỡ bạn trong việc mua hàng, hỗ trợ bạn một cách tích cực, luôn biết cách lấy lòng và hiểu rõ bản thân bạn, thì tất nhiên bạn đâu thể ngần ngừ mà không lựa chọn sản phẩm của họ. Đó chính là sự khác biệt.

Khách hàng dài hạn

Lý do cuối cùng để các website doanh nghiệp sử dụng công cụ Live chat đó chính là tăng khả năng quay trở lại website của khách hàng. Nếu bạn cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thú vị, khách hàng sẽ cảm thấy bị cuốn hút để tiếp tục quay lại. Sau những lần trò chuyện, khách hàng tiềm năng có thể trở thành khách hàng thực của công ty.

Dưới đây là một số lý do tại sao khách hàng thích sử dụng công cụ Live Chat: 

- Gặp khó khăn với các sản phẩm, mặt hàng cụ thể.
- Có các câu hỏi chung về sản phẩm, giao dịch.
- Gặp vấn đề khi giao dịch, ví dụ như thanh toán.
- Tìm kiếm để so sánh sản phẩm.
- Các câu hỏi liên quan đến chương trình khuyến mãi và phiếu giảm giá.

Các công cụ phần mềm Live Chat tốt nhất cho website

Nếu bạn đã nhận ra được sự hữu ích của Live Chat đối với website thì còn chần chờ gì nữa mà không tích hợp ngay công cụ này vào website của mình. Hãy cùng xem qua 10 công cụ phần mềm Live chat tốt nhất cho website của bạn dưới đây.

1/ Kayako

Kayako
Công cụ trò chuyện trực tuyến Kayako dành cho website

Kayako là một công cụ phần mềm dịch vụ khách hàng đơn giản phù hợp với quy mô doanh nghiệp của bạn. Kayako tạo ra sự đơn giản để cung cấp các trải nghiệm hỗ trợ khách hàng không phần mềm nào sánh được. Công ty đã trải qua hơn 1 thập kỷ, nó được khách hàng tin tưởng trong những ngày đầu khi cạnh tranh giữa thị trường này là rất thấp. Ngày nay, Kayako là một trong những nhà dẫn đạo của hệ thống hỗ trợ trực tuyến, bao gồm giải pháp trực tuyến trò chuyện.

Với công cụ Kayako, bạn dễ dàng hỗ trợ cho khách hàng của mình ngay lập tức, đồng thời cũng giới thiệu website của bạn trên hệ thống.


LiveZilla
Công cụ trò chuyện trực tuyến LiveZilla dành cho website

Lợi thế hàng đầu của công cụ Live chat LiveZilla là có được khả năng lưu trữ Server Hỗ trợ của bạn một cách riêng biệt, nghĩa là tất cả các dữ liệu được bảo vệ bởi chính bạn. Thêm vào đó, những người đang quản lý nhiều trang web sẽ thấy rằng LiveZilla Windows Client cho phép bạn kiểm soát tất cả các trang web từ một bảng điều khiển.

LiveZilla là nền tảng liên lạc hoàn hảo, ngay cả khi bạn đang offline. Sử dụng một mẫu web trực tuyến tùy biến, người truy cập website có thể để lại cho bạn một tin nhắn bất cứ khi nào họ cần sự giúp đỡ của bạn hoặc muốn liên hệ với bạn. Hơn nữa, nó là một cách hiệu quả để chống thư rác.


LiveChat
Công cụ trò chuyện trực tuyến LiveChat dành cho website

Nhiều công ty trực tuyến và các doanh nghiệp sẽ sử dụng các hệ thống live chat khác nhau phụ thuộc vào giá hay tính năng linh hoạt của công cụ. Thông thường, mỗi một công cụ cung cấp một điểm khác nhau. Công cụ LiveChat nổi bật với phong cách thiết kế hiện đại cũng như bảng điều khiển phân tích tuyệt vời của họ có thể giúp hiểu rõ hơn về hành vi người dùng của bạn.

LiveChat đã làm việc hiệu quả để cung cấp các tính năng đầy đủ trong lĩnh vực thương mại điện tử, phương tiện truyền thông và phản hồi. Bạn có thể phải đăng ký chi phí 39$ cho mỗi thành viên trong nhóm, nhưng điều đó nghĩa là bạn sẽ được truy cập tất cả các tính năng của công cụ. Bạn nên đăng ký một kế hoạch hàng năm để được giảm giá hợp lý.


Olark
Công cụ trò chuyện trực tuyến Olark dành cho website

Công cụ Olark thực hiện công việc một cách nghiêm túc, mong muốn giúp các quản trị web và chủ doanh nghiệp có thể liên hệ với khách truy cập và khách hàng tiềm năng diễn ra một cách suôn sẻ và dễ chịu.

Bạn có thể chọn các tính năng như tích hợp CRM dễ dàng với phần mềm trợ giúp phổ biến, làm cho nó thuận tiện để tìm hiểu thêm về khách hàng, cũng như nhu cầu của họ. Hoặc bạn có thể truy cập thẳng vào API của nhà phát triển và xây dựng hệ thống chat trực tiếp của riêng mình dựa trên các tính năng Olark.

5/ WhosOn

WhosOn
Công cụ trò chuyện trực tuyến WhosOn dành cho website

WhosOn là công cụ Live chat cho bạn số liệu thống kê trực tiếp - nó sẽ hiển thị những gì đang xảy ra trên trang web của bạn trong thời gian thực. Bạn có thể xem khách truy cập đến trang web của bạn và di chuyển từ trang này sang trang. Bạn có thể xem ai gọi họ và họ đang ở đâu trên thế giới.

Khi bạn truy cập trang web của bạn một người truy cập có thể bấm vào một nút Trợ giúp trực tuyến và ngay lập tức bắt đầu trò chuyện với một người thực sự trong tổ chức của bạn. Bạn có thể trả lời câu hỏi của họ và giúp họ vượt qua quá trình bán hàng. Bạn thậm chí có thể "đẩy" một trang để họ giúp dẫn họ tới một phần chính xác của trang web của bạn. Ngoài ra, bạn có thể chọn để bắt đầu một cuộc trò chuyện với một người truy cập bằng cách gửi cho họ một lời yêu cầu. 

6/ Zopim

Zopim
Công cụ trò chuyện trực tuyến Zopim dành cho website

Zopim phục vụ hơn 50.000 doanh nghiệp, cá nhân. Công cụ live chat này rất được ưa chuộng không chỉ vì họ có đội ngũ hỗ trợ tuyệt vời để trả lời tất cả các câu hỏi của bạn, mà còn biết cách hoàn thiện đúng hành vi mà thị trường live chat hoạt động như thế nào.

Zopim được xây dựng bằng công nghệ [HTML5] mới nhất để làm cho các trải nghiệm được liền mạch và hoạt động tốt trên trình duyệt. Nó đơn giản để thiết lập, và hoạt động trên bất kỳ điện thoại thông minh. Tốt nhất cho tất cả, gói sản phẩm Lite là hoàn toàn miễn phí và hỗ trợ một người lến đến hai tuần lịch sử trò chuyện.

7/ Velaro

Velaro
Công cụ trò chuyện trực tuyến Velaro dành cho website

Velaro không chỉ cung cấp các trải nghiệm trò chuyện trực tuyến tuyệt vời, mà họ còn có cả một thập kỷ kinh nghiệm để có thể giúp họ hiểu được những nhu cầu của thị trường và biết cách đáp ứng nó. Phần mềm Velaro cung cấp các công cụ tính năng tuyệt vời và hoạt động tốt cho cả các doanh nghiệp nhỏ và lớn.

8/ JitBit

JitBit
Công cụ trò chuyện trực tuyến JitBit dành cho website

Công cụ JitBit xây dựng một nền tảng trò chuyện trực tuyến tuyệt vời để tương tác với khách hàng của bạn. Giá cực kỳ hợp lý với một số tính năng hỗ trợ đầy đủ.

Jitbit live chat là một giải pháp hỗ trợ khách hàng trong thời gian thực sẽ giúp bạn trò chuyện với khách hàng trực tiếp. Loại bỏ bất kỳ sự nhầm lẫn từ khi bắt đầu và có thể biến nhiều khách truy cập thành khách hàng thực của bạn. Bạn sẽ thấy công cụ này đáng tin cậy, cấu hình dễ sử dụng và đơn giản. Bất kỳ vấn đề gì cũng có thể được giải quyết trực tiếp thông qua các nhân viên hữu ích của họ.

9/ Banckle

Banckle
Công cụ trò chuyện trực tuyến Banckle dành cho website

Công cụ Live chat Banckle giúp bạn nói chuyện trực tiếp với khách hàng trong thời gian thực, cung cấp cho họ hỗ trợ tuyệt vời và tăng doanh thu của bạn. Hệ thống chat trực tiếp được xây dựng toàn diện và nắm bắt nhu cầu. Banckle cung cấp các tài liệu hỗ trợ bạn thực hiện quá trình này.

10/ ClickDesk

ClickDesk
Công cụ trò chuyện trực tuyến ClickDesk dành cho website

ClickDesk thực sự là một công cụ Live chat tốt khi có khả năng cho phép các cuộc gọi video với khách hàng. Nó hiển thị tất cả các thông tin cần thiết về một người truy cập từ bên trong một bảng điều khiển duy nhất. Dễ dàng và hỗ trợ tối đa.

Kết luận


Trên đây là một danh sách dài để bạn lựa chọn. Hãy dùng thử những công cụ trên, và dựa vào điều kiện nhu cầu cả bạn để lựa chọn một công cụ phù hợp nhất nhé.

Tạo Forum cho Blog

Tạo Forum cho Blog

Tạo Forum cho Blog

Chả là ngày mai được phép ngủ nướng, nên tối nay có hứng thú viết tí blog, chia sẻ với mọi người 1 cách làm forum cho blog. Thực ra gọi đúng phải là forum tích hợp với blog, mà cách làm trong bài viết này cũng không chỉ giới hạn trong blog mà có thể tích hợp forum vào bất cứ trang web nào, kể cả trang HTML đơn giản!


Cách tạo forum cho blog cũng không phải là mới, nhưng các loại forum tích hợp đó không được chuyên nghiệp lắm. Ở đây nói chuyên nghiệp là nhắm đến 1 số loại forum nổi bật khi bản thân nó là 1 ứng dụng riêng, như VBB, IPB, PHPBB, SMF, ... Trong số các loại ứng dụng forum như thế, chúng ta chỉ xét những cái miễn phí mà thôi (để có thể tích hợp miễn phí mà), và không có mấy cái tên được nhắc nhiều như PHPBB, SMF, Vanilla, PunBB. Cái chúng ta nói đến trong bài viết này chính là Vanilla. (Nếu bạn nào biết cách tích hợp PHPBB, SMF, PunBB, ... thì hãy chia sẻ nhé).

Vanilla bản thân nó có thể cài đặt như 1 forum riêng trên host. Nó khá nhẹ, nhiều chức năng và có nhiều addons. Tất nhiên là so với các đại gia PHPBB, SMF thì chưa bằng, nhưng nhìn chung là dùng được cho 1 cộng đồng nhỏ (VD như dùng cho forum của 1 lớp thì rất hay nếu các bạn có 1 blog của lớp sẵn rồi). Điểm khác biệt của Vanilla là nó có kiểu giao diện "không quen mắt" như các loại forum VBB, PHPBB. Bạn có thể xem ngay chính Demo của Hỗn tạp Forum để có hình dung ban đầu.

Vanilla hiện giờ đã cho phép chúng ta đăng ký 1 forum và tích hợp chúng vào blog hay trang web bất kỳ chỉ với việc copy và paste.

Ưu điểm của forum Vanilla tích hợp có thể kể đến:
  • Việc tích hợp dễ dàng, hỗ trợ plugin cho WordPress, gatget cho Blogger và mã embed cho trang HTML bất kỳ.
  • Hỗ trợ nhiều theme, cho phép tùy biến theme theo HTML và CSS. Các theme cũng có options.
  • Quản lý categories tốt (Vanilla dùng thuật ngữ categories cho các phân mục thay cho khái niệm "forum" mà chúng ta hay dùng)
  • Quản lý user tốt, có phân quyền theo từng categories.
  • Cho phép đăng ký, đăng nhập dùng OpenID, Google, Twitter, Facebook, rất thuận tiện cho việc thu hút thành viên.
  • Có chế độ chống spam tích hợp sẵn.

Đăng ký forum Vanilla


- Đăng ký 1 tài khoản miễn phí với Vanilla tại đây. Trong bước này bạn chú ý điềnURL của forum. Đây là link đến forum của bạn (forum của bạn vừa có thể tích hợp vào blog, vừa có link để chạy riêng biệt!).

- Sau khi xác nhận tài khoản xong, bạn truy cập vào link của forum đã đăng ký ở trên. Lúc này bạn sẽ thấy hình dạng forum thế nào.

- Truy cập vào mục Dashboard để quản lý forum. Bạn sẽ thấy hình như phía dưới:

Tạo Forum cho Blog

- Tại đây bạn có thể tùy biến theme (cho phép tùy biến cả HTML và CSS của theme), categories, user (có phân quyền user theo categories), ...

Tích hợp Vanilla vào blog


Vanilla có hướng dẫn cách tích hợp vào blog trong phần Dashboard - Embed Vanilla. Hãy truy cập vào phần này để lấy thông tin tương ứng với account của bạn.

Tạo Forum cho Blog

Đối với WordPress, bạn chỉ cần cài plugin của nó. Link download plugin được cho sẵn ở trong phần Dashboard - Embed Vanilla, click vào WordPress Plugin để download. VD đối với Hỗn tạp Forum sẽ là:

http://hontap.vanillaforums.com/plugins/embedvanilla/plugins/wordpress.zip

Đối với Blogger, bạn có thể chèn forum theo kiểu gatget hoặc chèn vào nội dung 1 page (hay bài viết).

Nếu chèn theo kiểu gatget, hãy click vào link Blogger Gatget, bạn sẽ thấy hình hướng dẫn và 1 link phía dưới (hãy ghi nhớ link này). Sau đó vào Blogger - Dashboard - Design - Add a gatget. Chọn Add your own (bên menu trái) Dashboard và điền link mà bạn vừa mới nhận được lúc nãy vào và OK. Forum sẽ hiển thị tại vị trí gatget của bạn.

Cách chèn forum vào vị trí gatget như thế không được đẹp lắm, vì thế đối với Hỗn tạp Blog, tôi chọn cách chèn vào 1 page.

Để chèn vào 1 page, bạn copy đoạn code trong ô Forum <Embed> Code. Sau đó vào Blogger, tạo 1 page và paste đoạn code đó vào phần nội dung bài viết. Publish nó là xong.

Để chèn forum Vanilla vào 1 trang web HTML, bạn cũng chỉ cần copy đoạn code trong ô Forum <Embed> Code và paste vào nội dung trang web là được.

Nói chung cách tích hợp forum của Vanilla thuộc loại cực kỳ đơn giản và dễ làm. Hơn nữa không có "hậu quả" gì đáng sợ có thể xảy ra.

Lời kết


Không phải ngẫu nhiên mà Hỗn tạp Blog giới thiệu forum Vanilla. Bản thân nó đã được 1 số website nổi tiếng sử dụng (theo cách tích hợp) như CSS-Tricks hay Wufoo.

Bản thân Hỗn tạp Blog cũng tạo 1 forum của mình nhằm làm nơi trao đổi với các bạn về các thứ liên quan tới blog. Trao đổi qua các comment đôi khi rời rạc và khó theo dõi cho những vấn đề lặp lại. Nên Hỗn tạp Blog rất hy vọng các bạn cùng tham gia forum, và nếu như nó có thể trợ giúp cho những người gặp khó khăn về blog thì đó quả là điều đáng quý.

Update: Bạn Minh Triết đã viết 1 danh sách các câu hỏi thường gặp (FAQ) cho những ai mới làm quen với Vanilla. Đây là 1 tài liệu bổ ích, giúp những người mới bắt đầu không gặp khó khăn khi sử dụng forum này.